Tính hoang tưởng của Hitler Adolf_Hitler

Bài chi tiết: Friedrich Paulus

Trong buổi họp mật ngày 23 tháng 11 năm 1939 trước tướng lĩnh cấp cao để chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt Hà LanBỉ, Hitler phát biểu với đầu óc hoang tưởng một cách nguy hiểm:

Tôi phải nói về tôi với tất cả sự khiêm tốn: không thể thay thế. Không ai trong giới quân sự hoặc dân sự có thể thay thế tôi... Tôi tin tưởng vào năng lực trong tri thức của tôi và quyết định của tôi... Không một ai đã tạo được thành tựu như tôi... Tôi đã dẫn dắt nhân dân Đức lên một tầm cao mới, dù cho nếu bây giới thế giới ghét bỏ ta... Vận mệnh của nước Đức chỉ tùy thuộc nơi tôi. Tôi sẽ theo đấy mà hành xử..

Theo nhiều khía cạnh, ngày 23 tháng 11 năm 1939 là một điểm mốc, đánh dấu vị thế áp đảo của Hitler trong Quân đội Đức. Từ ngày này trở đi, người cựu hạ sĩ gốc Áo xem sự suy xét chính trị và quân sự của mình là vượt trội so với các tướng lĩnh, và do đó không muốn nghe họ tham mưu cho ông hoặc không cho phép họ chỉ trích ông. Kết quả chung cuộc sẽ là một thảm họa cho tất cả.

Hitler xua quân Đức tiến công Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941 với chiến thuật thần tốc đã giúp nước Đức hạ gục nhanh chóng Ba Lan và Tây Âu. Ngày 3 tháng 10, Hitler tuyên cáo với toàn dân Đức:

Tôi tuyên bố ngày hôm nay, và tôi tuyên bố mà không ngần ngại, rằng kẻ thù ở miền Đông (Liên Xô) đã bị đánh gục và sẽ chẳng bao giờ vươn lên được nữa...

Đó là kết luận quá sớm, vì tính hoang tưởng và ngông cuồng, tự kiêu tự đại. Các tướng lĩnh Đức chủ trương phương án tiến thẳng đến thủ đô Moskva. Các tướng lĩnh biện luận với Hitler rằng Moskva là trung tâm sản xuất vũ khí quan trọng, và quan trọng hơn, cũng là trung tâm giao thông liên lạc của nước Nga. Nếu chiếm được Moskva, Liên Bang Xô Viết sẽ bị cắt nguồn cung cấp vũ khí thiết yếu, và còn không thể vận chuyển binh sĩ cùng hàng hậu cần đến những trận tuyến ở xa, rồi họ sẽ yếu đi, tàn tạ và sụp đổ. Hitler thì muốn chiếm lấy Ukraina cũng như những mỏ dầu vùng Kavkaz, cùng lúc chiếm lấy Leningrad và bắt tay với quân Phần Lan ở miền bắc. Để đạt được cả hai mục tiêu này, phải tách vài sư đoàn bộ binh và thiết giáp từ Tập đoàn quân Trung tâm để điều đi miền bắc và nhất là miền nam. Mũi tiến công đến Moskva phải đình lại. Đến ngày 5 tháng 9, Hitler mới ra lệnh gấp rút tiến đến Moskva. Nhưng một lần nữa, Hitler là nạn nhân của tính ngông cuồng hoang tưởng. Chiếm Moskva trước mùa đông là không đủ. Ông ra lệnh cho Quân đội Đức cùng lúc phải chiếm lấy Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg), bắt tay với quân Phần Lan phía ngoài thành phố này. Kết quả là Quân đội Đức không thể chiếm được mục tiêu nào cả. Đến ngày 26 tháng 11, Quân đội Đức liệt kê tổng cộng thương vong trên mặt trận miền Đông (không kể người bệnh) là 743.112 sĩ quan và binh sĩ – 23 phần trăm của lực lượng với quân số tổng cộng 3,2 triệu.

Sang năm 1942, tính hoang tưởng lại làm hại Lãnh tụ Hitler. Tham mưu trưởng Lục quân Franz Ritter von Halder ghi lại trong nhật ký: "Việc liên tục đánh giá thấp khả năng của đối phương đang mang những hình thức lố bịch và trở nên nguy hiểm." Halder cho là Hitler nhận định quá đáng về sức mạnh của chính mình và đánh giá quá thấp sức mạnh của địch thủ qua mẩu chuyện sau đây: "Có lần khi nghe trình bày một báo cáo khá khách quan, cho biết vào năm 1942 Stalin có thể điều động từ 1 triệu đến 1,25 triệu binh sĩ mới còn khỏe mạnh cho vùng bắc Stalingrad và tây sông Volga chưa kể nửa triệu quân trong vùng Kavkaz, và công suất chế tạo xe tăng hàng đầu lên đến ít nhất 1.200 chiếc mỗi tháng, Hitler nhảy xổ đến người đang đọc báo cáo, hai bàn tay nắm lại thành nắm đấm, miệng sùi bọt ra hai bên mép, ra lệnh ông này không được nói năng nhảm nhí nữa."

Vì tính hoang tưởng, Hitler không màng nghe sự tham mưu của tướng lĩnh, mà vẫn nhất quyết một cách cuồng tín chiếm lấy cả hai mục tiêu: Stalingrad cùng lúc Kavkaz. Đây là một trong những động thái có tính định mệnh nhất của Hitler trong cuộc chiến. Vì lẽ, rốt cuộc Hitler không thể chiếm được mục tiêu nào, mà còn chịu một chiến bại nhục nhã nhất trong lịch sử Quân đội Đức, khi Thống chế Friedrich Paulus dẫn Đại đoàn thứ Sáu đầu hàng Liên Xô. Tuy nhiên theo hồ sơ bệnh án của bác sĩ riêng thì: Bệnh nhân A (Hitler) không bị hoang tưởng, không bị động kinh...

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Adolf_Hitler http://www.hrb.at/?path=languages/english/body.php //nla.gov.au/anbd.aut-an35198137 http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F048732.php http://www.britannica.com/EBchecked/topic/267992 http://ew.com/article/1993/06/11/how-hitler-lost-w... http://www.foxnews.com/story/2003/10/17/documents-... http://www.nytimes.com/2002/01/13/weekinreview/wor... http://www.questia.com/library/1G1-21238666/mein-d... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,7... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,7...